Trước khi bé 6 tháng tuổi thì một thứ thực phẩm nên tránh đó chính là trứng. Để giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng, các mẹ không nên cho các bé ăn trứng và các thực phẩm làm từ trứng ( một số loại nước sốt, bánh kem…). Khi bé đã hơn 6 tháng thì có thể ăn trứng luộc chính, không ăn trứng luộc hồng đào hay trứng chần qua để tránh ngộ độc thực phẩm.
Không nên cho bé ăn trứng hồng đào (Nguồn: yeah1)
2. Trái cây chua.
Có một số trẻ mắc chứng dị ứng với một số loại trái cây chua như kiwi, cam, dâu tây,… cho nên các mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại trái cây này trong tuần lễ đầu bé ăn dặm. Những loại trái cây thích hợp cho bé trong giai đoạn này là những quả chín mềm, có vị ngọt như bơ, chuối,…
Không nên cho bé ăn trái cây chua( Nguồn: dânviệt)
Những loại thủy hải sản có vỏ như tôm, cua, ngao, ốc, sò… đều dễ gây dị ứng và gây đau bụng. Cho nên chỉ khi bé đã được trên 9 tháng tuổi thì mẹ mới nên cho bé ăn những thực phẩm này. Tuy nhiên mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn và đặc biệt nên tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với những loại thủy, hải sản không. Nếu có thì không nên cho bé ăn.
Không nên cho bé ăn nhiều các loại thủy,hải sản có vỏ. (Nguồn: đông trùng hạ thảo)
Những viên thạch nhiều màu sắc, mát lạnh là một trong những thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm. Hóc thạch vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong. Thạch vốn rất trơn, lại được làm theo hình trụ. Nếu ta bóp chóp thạch, thạch sẽ rất nhanh và mạnh chui vào miệng.Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt. Thạch lại mềm trong quá trình gắp ra rất dễ gây vỡ vụ và rơi vào đường thở.
Thạch dễ gây hóc cho bé (Nguồn: Tiền Phong)
Gan là bộ phận rất giàu dinh dưỡng nên được các mẹ ưa chuộng chọn để luộc hoặc xào cho bé ăn. Tuy nhiên gan lại là bộ phận xử lí tất cả chất độc hại của cơ thể động vật vì vậy trong gan chứa rất nhiều độc tố. Cho nên các mẹ nếu có thể thì không nên cho bé ăn nhiều gan trong quá trình ăn dặm.
Không nên cho bé ăn nhiều gan động vật ( Nguồn: yêu trẻ)